Nếu bạn đang tìm cách để bảo vệ bề mặt xe máy của mình trước những tác động không mong muốn từ môi trường, hãy cân nhắc lựa chọn giữa hai phương pháp phổ biến là PPF (Paint Protection Film) và Decal. Ngay bây giờ hãy tìm hiểu xem mỗi phương án có những ưu và nhược điểm gì để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất nhé.
1/ Ưu điểm vượt trội của miếng dán ppf xe máy
Cho đến thời điểm hiện tại, phim PPF vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của những chủ xế muốn chăm sóc, bảo vệ ngoại hình chiếc xe của mình thật tốt. Quả thật dòng sản phẩm này sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể như:
✅Giúp xe chống xước, va đập hiệu quả: Khi xe máy xảy ra tình trạng va chạm, va đập, miếng dán PPF sẽ đóng vai trò như một lá chắn giúp bảo vệ bề mặt sơn xe máy của bạn. Thêm vào đó, miếng dán PPF có hiệu quả sử dụng cao hơn các loại miếng dán thông thường gấp 10 đến 15 lần, đảm bảo có thể bảo vệ xe máy của bạn tốt nhất.
✅Độ đàn hồi cao: Cấu tạo mỏng cùng đàn hồi tốt, miếng dán PPF xe máy có khả năng chịu được lực kéo dãn tốt, chịu được nhiệt tốt hơn các miếng dán thông thường. Nhờ vậy, miếng dán PPF có thể ôm sát theo từng đường cong của xe máy, không gây nếp nhăn hay bong tróc.
✅Độ trong suốt cao: Film dán PPF có độ trong suốt cực kỳ cao lên đến 99%, vừa có tác dụng bảo vệ vừa làm tăng tính thẩm mỹ cho xe. Miếng dán PPF không làm ảnh hưởng đến màu sắc hay độ bóng của sơn xe, mà còn giúp làm nổi bật các chi tiết trên xe.
✅Khả năng tự phục hồi: Một ưu điểm nổi bật của dán ppf cho xe máy phải kể đến chính là khả năng tự phục hồi. Khi ta tác dụng nhiệt làm nóng miếng dán bằng bật lửa hay nước nóng, miếng dán sẽ phục hồi nhanh chóng hơn. Những vết xước nhỏ hay lõm do va chạm sẽ được khắc phục một cách tự nhiên.
Hạn chế tình trạng bám dính vân tay, bụi bẩn: Được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, miếng dán có thể đảm bảo cho xe máy không bị bám nước, dính vân tay, hay bám bụi ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền của bề mặt sơn. Miếng dán PPF còn có khả năng chống lại các tác nhân gây ăn mòn như axit mưa hay phân chim.
2/ Phân biệt giữa dán ppf xe máy và dán keo trong suốt
Về keo trong suốt: Keo trong suốt là một loại miếng dán có độ trong suốt cao, tương tự như nilon. Công dụng chính của keo trong suốt là để bảo vệ lớp sơn xe máy trước các va chạm nhẹ làm trầy xước. Keo trong suốt có độ dẻo và độ bền trung bình, có thể chịu được nhiệt độ từ 50 đến 80 độ C.
Tuy nhiên, keo trong suốt cũng có nhược điểm là tuổi thọ sử dụng không cao, chỉ khoảng 1 năm thì cần thay mới một lần để đảm bảo hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Ngoài ra, keo trong suốt cũng không có khả năng tự phục hồi khi bị trầy xước, và có thể để lại keo dính khi bóc ra.
Tham khảo thêm bài viết: [So sánh] Dán PPF cho xe máy với decal trong chống trầy 3 lớp
Về phim PPF: Đây là viết tắt của Paint Protection Film - một loại miếng dán được làm từ chất liệu urethane nhiệt dẻo, có độ bền cao, chịu được nhiệt tốt và có khả năng tự phục hồi khi bị trầy xước. Film PPF có độ trong suốt cao lên đến 99%, giúp giữ nguyên màu sắc và đường nét của lớp sơn xe máy.
Film PPF cũng có tính linh hoạt cao, có thể ôm sát các chi tiết của xe máy mà không gây nóng máy hay ảnh hưởng đến hoạt động của xe. Film PPF có tuổi thọ sử dụng cao hơn keo trong suốt gấp 10 đến 15 lần, và không để lại keo dính khi bóc ra. Ngoài việc dán bảo vệ lớp sơn xe máy, film PPF còn được sử dụng để bảo vệ các chi tiết nội thất khác của xe, giúp chống trầy xước và giữ vẻ thẩm mỹ cho xe một cách tốt nhất.
Vậy nên lựa chọn keo trong suốt hay film PPF cho xe máy? Đây là câu hỏi không có câu trả lời duy nhất, mà phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện kinh tế của từng người. Nếu bạn chỉ muốn bảo vệ xe máy khỏi những va chạm nhẹ và không quan tâm đến tuổi thọ sử dụng hay khả năng tự phục hồi của miếng dán, decal keo trong sẽ là lựa chọn phù hợp.
Tuy nhiên, nếu bạn mong muốn có thể chăm sóc, giữ gìn giá trị của xe bền vững theo thời gian thì dán phim PPF cho xe máy mới là lựa chọn hoàn hảo. Chúng ta có thể tiến hành so sánh 2 phương án này như sau:
DÁN PPF | DÁN DECAL KEO TRONG | |
Tuổi thọ | Cao (Từ 5 - 10 năm) | Trung bình (từ 1 - 2 năm) |
Khả năng chống trầy xước | Rất tốt | Trung bình |
Độ dẻo | Rất tốt | Trung bình |
Khả năng tự phục hồi | Có khả năng tự phục hồi | Không có |
Tính thẩm mỹ | Đẹp | Đẹp |
Giá thành | Cao | Rẻ |
3/ Lời kết
Bạn thấy đấy, mỗi phương án đều sở hữu những ưu và nhược điểm riêng, vì vậy việc lựa chọn sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Ngay bây giờ hãy nhanh chóng liên hệ và đến với trung tâm ARI PPF Việt Nam để được tư vấn, trải nghiệm dịch vụ tốt nhất nhé.